Mobi: 0906908317 Viettel: 0971632022
THỜI GIAN LÀM VIỆC
9 giờ sáng - 19 giờ tối
ĐỔI TRẢ HÀNG
Lên đến 7 ngày
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
Đơn hàng trên 1 triệu
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gọi cho chúng tôi ngay!
Trên thị trường có nhiều loại thảm với đủ các mức giá khác nhau, chất lượng thì “còn tuỳ”. Tại các shop đồ thể thao thường giới thiệu thảm có nguồn gốc từ Mỹ, Đài Loan hay Hàn Quốc,… Trên một số website thương mại điện tử, chúng ta cũng thường thấy nhiều sản phẩm thảm được mô tả khá hoành tráng nhưng khi nhận sản phẩm thực tế lại không đúng như vậy.
Để giúp người mua lựa được thảm yoga đạt tiêu chuẩn và chất lượng, tập huấn viên Lê Thị Uyên Phương tại Thảo Điền Village, tư vấn: Người mua không nên căn cứ vào mức giá để chọn thảm, mà nên chú ý nhiều tới nguyên liệu, độ đàn hồi, độ bằng phẳng, tính chống trơn của thảm. Về kích thước, trọng lượng thì hầu hết thảm yoga đều đã đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp cho người tập.
Mặc dù nói rằng không nên quan tâm nhiều đến giá nhưng rõ ràng, giá cả là một yếu tố rất quan trọng khi quyết định mua thảm. Nếu thảm chất lượng nhưng giá quá cao thì cũng không phù hợp với đa số chúng ta, quan trọng nhất vẫn phải là “giá hợp lý”.
Theo một huấn luyện viên Yoga lâu năm chia sẻ: “Gần 100% các loại thảm tập giá rẻ (có giá dưới 200.000đ) là hàng chất lượng thấp có xuất xứ Trung Quốc, dù người bán mập mờ là nguồn gốc Đài Loan”. Để thuyết phục khách hàng, đã có không ít cửa hàng giới thiệu “thảm có chất liệu nhựa cao cấp PVC, TPE, cao su non, với độ đàn hồi tốt, không bị xẹp”. Ở phân khúc cao hơn thì có những cửa hàng tiếp thị chuyên bán thảm cao cấp nhập khẩu từ Mỹ với mức giá trên 2 triệu/tấm, nhưng thông tin nhãn mác rất qua loa, chỉ ghi tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt.
Chính vì vậy, sau khi đọc xong bài này, bạn chắc chắn sẽ có quyết định lựa chọn thảm có mức giá phù hợp với túi tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Kích thước và độ nặng của thảm cũng khá quan trọng, đặc biệt nếu bạn là người thường xuyên di chuyển:
Chọn kích thước thảm thì chỉ cần đơn giản thế này: Chiều dài thảm không thể ngắn hơn chiều cao cơ thể, chiều rộng không thể hẹp hơn chiều rộng vai. Độ dày phải thích hợp, đây là một trong những thông số khiến nhiều bạn phân vân nhất.
Thông thường thì thảm có chiều dài 183 cm hoặc 173 cm và chiều rộng 61 cm hoặc 63 cm. Tuy nhiên, có một số loại thảm đặc thù cho những người thích sự rộng rãi hoặc tập Yoga tại nhà trong một không gian thoải mái có độ rộng tới 80 cm.
Hiện nay có một số độ dày chuẩn của thảm tập Yoga: 4mm, 6mm, 8mm và 10mm. Nếu so với cùng một chất liệu, thảm nào dày hơn thì khả năng hỗ trợ tránh chấn thương tốt hơn, tuy nhiên nếu thảm quá dày lại có nhược điểm ở những động tác cần giữ thăng bằng vì nó tạo ra sự “bồng bềnh”, thảm mỏng hơn mang lại cảm giác chắc chắn hơn.
Một điều các bạn nên lưu ý: Nếu người tập gặp các vấn đề về xương khớp như: Thoái hoá đầu gối, đau vai gáy, gout, viêm khớp,… thì nên chọn thảm êm và dày để hỗ trợ tốt hơn.
Thông thường, người mới tập có thể chọn thảm dày khoảng 6 mm – 8 mm là hoàn hảo nhất. Với những người tập Yoga lâu năm, họ thường có xu hướng chọn thảm mỏng hơn.
Các loại thảm làm từ chất liệu PVC thường dày 4mm, thảm TPE có độ dày 6mm – 8mm, thảm PU thường khá mỏng, chỉ khoảng 3 đến 4mm. Thảm NBR thì thường dày 10mm, cá biệt có thể lên tới 20mm. Phần cuối bài chúng tôi sẽ nói rõ hơn về chất liệu thảm.
Cùng một vật liệu thì thảm dày hơn sẽ nặng hơn, khi cuộn lại sẽ to hơn. Chính vì vậy nếu bạn nào muốn nhẹ thì nên chọn thảm mỏng hơn. Bạn nào hay đi du lịch thì có thể chọn tấm khăn trải thảm yoga gọn nhẹ, nó có thể xếp gọn vào balo mang theo mỗi khi đi xa.
Thường thảm tốt như PU sẽ nặng khoảng 1,5 đến 2kg. Các loại thảm làm từ NBR và PVC thường khá nhẹ.
Thảm đàn hồi có giãn tốt hơn sẽ êm hơn, bạn không nên chọn thảm quá cứng hoặc quá mềm. Và cũng không nên chọn thảm quá mỏng vì dễ gây đau khi tập.
Thảm đàn hồi tốt, không xẹp – lún sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn khi thực hiện các bài tập và cũng bền hơn theo thời gian. Để kiểm tra tính đàn hồi thì bạn hãy dùng 2 ngón tay bóp thảm lại rồi thả ra để cảm nhận độ đàn hồi của thảm, khi thả tay ra thảm phải trở về vị trí ban đầu. Nếu thấy hai tay có thể dễ dàng chạm sát vào nhau, chứng tỏ thảm quá mềm nên trong quá trình tập nếu cơ thể tiếp xúc với đất sẽ cảm thấy đau. Nếu thảm quá xốp thì dù có dày bạn cũng dễ dàng bóp xẹp. Chúng ta cũng không nên chọn loại thảm quá cứng, sẽ khiến cho cơ thể chúng ta dễ bị tổn thương.
Bạn có thể kéo căng thảm để xem độ co giãn có tốt không.
Những thảm không bằng phẳng thì chắc chắn là kém chất lượng, chính vì vậy khi mua thảm nên trải tấm thảm ra kiểm tra xem thảm có bằng phẳng không, nếu có điểm nào không bằng phẳng, bị lồi, lõm thì nên chọn tấm thảm khác. Nếu có chỗ nào bị lồi hoặc bị, thì không thể sửa chữa.
Trong quá trình tập luyện, chúng ta sẽ ra mồ hôi khá nhiều, chính vì vậy cần một tấm thảm chống trơn – trượt rất tốt. Nếu thảm dễ bị trơn, đó là vấn đề nguy hiểm dễ gây ra chấn thương cho chúng ta trong quá trình tập luyện.
Kiểm tra khả năng chống trơn bằng cách trải bằng tấm thảm trên sàn, dùng lực của bàn tay đẩy mạnh tấm thảm ra trước, nếu tay trượt trên thảm hay thảm dễ dàng trượt trên sàn, có nghĩa là tính chống trơn của thảm không tốt. Người sử dụng có thể bị tổn thương trong quá trình luyện tập.
Khi chọn thảm yoga thì chất liệu là yếu tố quan trọng nhất, vì chất liệu sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tuổi thọ và quyết định chính đến giá thành của thảm. Có nhiều vật liệu sản xuất thảm tập yoga, phổ biến trên thị trường, có 2 loại chất liệu chủ yếu để chế tạo ra thảm tập Yoga là PVC (Polyvinyl chloride) và TPE (Thermoplastic Elastomer). Ngoài ra, còn có các loại thảm làm từ chất liệu NBR, cao su tự nhiên kết hợp PU (Polyurethane) và thảm làm từ da.
Về chất liệu, huấn luyện viên Lê Thị Uyên Phương, chia sẻ thêm: “Thảm làm từ chất liệu TPE có độ đàn hồi cao, độ bám dính chặt; khả năng co giãn, kéo giãn và chịu lực tốt. Còn thảm tập bằng chất liệu PVC, tập một thời gian thảm sẽ bị xẹp xuống, không còn đàn hồi, các hạt nhựa bong tróc ra; thảm dễ bám bẩn, khó vệ sinh và mùi nhựa rất nặng.”
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số ưu nhược điểm của các loại vật liệu này, xem xét chọn thảm nào cho phù hợp và an toàn. Quan trọng hơn, tấm thảm phải bền và êm ái.
Thảm tập Yoga được chế tạo từ chất liệu PVC là loại thảm được kinh doanh phổ biến nhất hiện nay với ưu thế nổi bật là giá rẻ, thảm PVC có giá chỉ bằng khoảng ¼ so với một tấm thảm được làm từ chất liệu TPE và được người bán hàng quảng cáo là thảm nhựa cao cấp tuy nhiên bản chất nó vẫn là thảm PVC.
Chất lượng của thảm PVC không phải lúc nào cũng giống nhau, nó phụ thuộc vào năng lực của nhà sản xuất. Nếu thảm tốt và bạn tập thường xuyên thì bạn có thể sử dụng thảm này được 6 -12 tháng, sau đó sẽ nhận thấy thảm bị mất độ dày, mất độ đàn hồi hoặc dơ mà không cải thiện được. Trên bề mặt thảm, các hạt nhựa liên kết bị nứt, bong. Đặc điểm chung mà chúng ta dễ dàng cảm nhận ở thảm mới là mùi nhựa rất nặng sẽ tác động xấu lên việc hít thở sâu khi tập Yoga và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tập.
Chất liệu NBR là chữ viết tắt của nitrile-butadiene rubber nhưng thực tế ngoài thảm NBR của những thương hiệu như Adidas, Nike, Reebok,…đúng là NBR. Những tấm thảm đang bán trên thị trường thường không có chút cao su nào trong đó, NBR được sản xuất từ chất đồng đẳng của acrylonitrile và butadiene. NBR cũng có tính chất tương tự như cao su thiên nhiên như kéo dãn tốt, khả năng đàn hồi đối với lực căng và lực nén.
Thông thường những thảm được ghi là chất liệu NBR thực tế nó không có những tính năng ưu việt của NBR mà nó đã bị pha khá nhiều thành phần khác. Thảm NBR thường dày từ 10 mm trở lên, đôi khi sẽ có người bán thảm dày tới 20 mm. Những tấm thảm này khá xốp, mềm và trơn.
Chất liệu TPE (Thermoplastic Elastomer) là vật liệu cao cấp chỉ mới được đưa vào sử dụng để sản xuất thảm Yoga trong thời gian vài năm trở lại đây, nó còn được gọi là cao su non có độ đàn hồi cao, khả năng co giãn, kéo giãn và chịu lực rất tốt.
Vật liệu TPE được gia công theo quy trình ép khuôn bằng nhiệt, không chứa các hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường (tái sử dụng được) và an toàn khi tiếp xúc với da.
Đây là chất liệu cao cấp thường được sử dụng trong các dòng thảm tập yoga cao cấp của những thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng vì những đặc tính ưu việt của chúng như độ bám vượt trội ngay cả khi mồ hôi ướt, độ đàn hồi cực tốt (rất “lì”, cho phép chế tạo thảm mỏng hơn). Những tấm thảm được sản xuất từ chất liệu này cũng có độ bền tương đối cao (khoảng 3 năm với người tập bình thường), tuy nhiên yêu cầu bảo quản và sử dụng thảm cũng khá khắt khe và đặc biệt là giá thành đắt hơn hẳn các chất liệu khác như PVC, NBR và TPE.
Loại thảm này thường phù hợp với những người tập yoga lâu năm, bạn cũng thường thấy huấn luyện viên sử dụng loại thảm này.
Nếu bạn không muốn thảm bị dính mồ hôi nhiều thì có thể chọn giải pháp phủ lên nó một tấm khăn.
Hiện nay đang có các dòng khăn trải thảm yoga chuyên dụng sử dụng để trải phủ lên thảm tập, giá giao động từ 150.000 – 550.000 đồng/tấm. Mặt dưới khăn mang những chấm nhựa san sát nhau để giữ độ bám chặt với thảm tập, mặt trên rất mềm mại. Khăn trải thảm tiện lợi do thấm hút mồ hôi tốt, dễ giặt và gập lại gọn gàng, người dùng có thể mua thêm để phủ lên thảm tập chung ở phòng tập để đảm bảo vệ sinh. Nếu bạn hay đi du lịch hoặc công tác thì cũng có thể xếp gọn bỏ vào ba lô.
Trong quá trình sử dụng thảm tập yoga, các bạn cần lưu ý cách vệ sinh, bảo quản thảm tập như hạn chế giặt thảm, nên dùng khăn thấm nước lau sạch và phơi khô thảm trước gió sau mỗi lần tập; không phơi dưới nắng để giữ “tuổi thọ” của thảm. Có thể dùng loại nước chuyên dụng để lau thảm, ngoài làm sạch vi khuẩn bám trên thảm, dung dịch lau thảm còn có mùi chanh, sả, bưởi hoặc hương hoa tạo cảm giác dễ chịu cho người tập.
Mở rộng thêm:
Theo sự chia sẻ của các huấn luyện viên môn Yoga lâu năm, việc lựa chọn thảm tập đúng cách sẽ góp phần mang lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình tập luyện. Những tiêu chí hàng đầu để đánh giá một tấm thảm tốt:
Hầu hết các loại thảm đều có chiều dài và rộng tương đương nhau, nếu có chênh lệch cũng chỉ là rất ít. Tuy nhiên độ dày mỏng của tấm thảm thì thường khác nhau, đối với các loại thảm quá mỏng sẽ dễ lún xẹp và làm bạn bị đau đầu gối trong quá trình tập luyện.
Có 2 kích thước chuẩn là 61cm x 173 cm và 61cm x 183cm, bạn chỉ cần chọn chiều dài thảm không ngắn hơn chiều cao cơ thể
Chọn loại dày thì sao?
Không hẳn loại dày là tốt vì nó chỉ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc êm đầu gối, tuy nhiên đối với những động tác đứng cần giữ thăng bằng thì nó sẽ làm bạn khó khăn hơn ngoài ra khi di chuyển thì tấm thảm dày sẽ rất nặng. Nếu bạn mới tập thì độ dày khoảng 6 mm sẽ là hợp lý, đối với những người tập lâu năm có thể chọn loại dày 4mm.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thảm với nhiều mức giá khác nhau của nhiều hãng sản xuất khác nhau đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Anh,…Có những loại 1 lớp, có loại 2 lớp tuy nhiên, theo các huấn luyện viên chuyên nghiệp thì bạn nên chọn loại 2 lớp với độ dày vừa phải như ở trên và nó có độ bám dính sàn rất tốt, tránh trơn trượt trong lúc tập.
Bạn nên kiểm tra độ bằng phẳng của tấm thảm vì nếu có điểm nào đó lồi hoặc lõm thì không thể sửa được. Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn hãy trải thảm ra sàn và quan sát thật kỹ xem có phẳng không. Nếu không phẳng thì bạn nên lựa tấm khác.
Đối với 1 tấm thảm tốt thì tính chống trơn cũng là yếu tố rất quan trọng. Nếu thảm trơn trượt không bám sàn tốt thì bạn không nên lựa chọn vì có thể gây chấn thương khi bạn thực hiện những bài tập.
Bạn có thể trải thảm ra sàn, dùng tay đẩy mạnh tấm thảm trên sàn. Nếu thảm trượt dễ dàng thì tính chống trơn kém.
Để kiểm tra tính đàn hồi, bạn dùng tay bóp chặt và thảm, nếu thấy hai tay có thể dễ dàng chạm sát vào nhau, chứng tỏ thảm đó có khả năng đàn hồi rất kém, thảm bị mềm nên sẽ không bảo vệ bạn tốt trong những động tác cần nhiều đến đầu gối, tay chống xuống sàn khiến bạn dễ cảm thấy đau.
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn thảm. Ngoài những yếu tố mà chúng tôi nói ở trên thì chất liệu làm nên tấm thảm cũng quyết định rất nhiều đến việc nó có phải là loại tốt hay không, thảm đó có an toàn hay không.
Hiện nay, trên thị trường phổ biến 2 loại vật liệu chính thường được dùng trong công nghệ chế tạo thảm Yoga đó là PVC (Polyvinyl chloride) và TPE (Thermoplastic Elastomer) với chất lượng và đặc tính có nhiều điểm khác nhau.
Theo những huấn luyện viên nhiều kinh nghệm thì bạn nên lựa chọn loại thảm làm từ TPE vì khả năng đàn hồi tốt, chịu lực và nhiệt độ tốt, khả năng bám sàn rất ổn định và điểm nổi bật của nó đó chính là độ bền, bạn có thể dùng thảm này 4 – 5 năm vẫn rất ổn. Ngoài ra chất liệu TPE là loại vật liệu thiên nhiên an toàn cho người sử dụng.
Vậy, nếu như bạn là người mới bắt đầu học yoga mà chưa có ý định theo đuổi lâu dài hoặc chỉ mới thử tập tại nhà thì bạn nên chọn thảm PVC thì sẽ tiết kiệm hơn, tuy nhiên bạn cũng nên cũng nên giặt và phơi vài lần trước khi sử dụng để giảm bớt mùi nhựa khét.
Giúp bạn giữ thăng bằng: Trong môn Yoga, hầu hết các bài tập đều tập trung vào các tư thế cần sự cân bằng của cơ thể như đứng, ngồi hoặc nằm. Đối với những người mới tập thì việc giữ thăng bằng cơ thể tương đối khó khăn nên bạn cần một tấm thảm tốt để hỗ trợ bạn trong việc giữ thăng bằng.
Giúp tránh trơn trượt: Đối với nhiều động tác khó, bạn cần phải cố định cơ thể với một tư thế vững chãi, vì vậy, thảm sẽ giúp bạn không bị trượt chân – tay để đề phòng những chấn thương có thể xảy đến. Hãy tưởng tượng khi bạn đứng tư thế một chân nhưng nếu loại trơn trượt thì sẽ rất dễ gây ra chấn thương.
Giữ ấm cơ thể: Nghe thì có vẻ hoang đường nhưng khi tập những bài tập với thời gian khá lâu, nếu không dùng thảm thì cơ thể bạn sẽ tiếp xúc với sàn nhà lạnh, nhất là bàn chân khi tập đứng và cả cơ thể khi tập các động tác nằm – điều đó không tốt cho sức khỏe của bạn. Sử dụng thảm khi tập Yoga, tập GYM hoặc thể dục thẩm mỹ sẽ giúp bạn không tiếp xúc trực tiếp với sàn và giữ ấm cơ thể.
Giúp bạn giữ sạch cơ thể: Trên sàn phòng tập sẽ chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, việc sử dụng tấm thảm sẽ giúp bạn tránh được việc tiếp xúc trực tiếp với sàn và ngăn chặn các loại vi khuẩn tiếp xúc với cơ thể
Nguồn: https://www.sporter.vn/
Địa chỉ: 19 Chiến Lược, Bình Trị Đông, Bình Tân, HCM
Viettel: 0971632022 (Call, SMS, Zalo, Viber)
Mobi: 0906908317 (Call, SMS, Zalo, Viber)
Vina: 0916537327 (Call, SMS, Zalo, Viber)
Email: contact.shopoli@gmail.comCHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH
VỀ CHÚNG TÔI
Tuyển dụng nhân sự
Hợp tác với nhà cung cấp
HKD Shop Oli - Số ĐKKD 41K8018947 do UBND Quận 11 cấp ngày 23/05/2017
Shop bóng đá hcm, Shop the thao uy tin, giày thể thao, quần áo thể thao, dụng cụ và phụ kiện thể thao, đồ thể dục, đồ bóng đá, quần áo bóng rổ,quần áo cầu lông, quần áo tennis, đồ bơi, giày đá banh Nike, Adidas, giày bóng rổ, giày chạy bộ, đặt áo đá bóng, đặt áo bóng rổ, đồng phục thể dục, áo lớp, áo trường. Nhận đặt làm in quần áo bóng đá, bóng rổ theo yêu cầu, quần áo bóng đá Thái Lan, quần áo bóng đá tay dài, áo bóng đá CLB, quốc gia, giày chạy bộ, túi đựng giày, balo thể thao, áo bó body tay dài...Chuyên cung cấp các mặt hàng thể thao theo nhu cầu - Giao hàng tận nơi
Cửa hàng thể thao uy tín tại HCM, Shop đồ đá banh quận 11, Shop áo bóng đá quận 10, Shop giày bóng đá quận Tân Bình, where to buy soccer kit in Sai Gon, basket ball shop in hcm, mua quần áo đá banh tại hcm, Đặt đồ đá banh đẹp ở đâu, Đặt in quần áo bóng đá giá rẻ tại hcm, quần bơi nam speedo, đồ bơi siêu nhân trẻ em, mua quần áo bóng chuyền ở hcm, đặt áo cầu lông ở đâu, Quần short thể thao nam, quần cầu lông nữ, Shop đồ bóng rổ ở Hồ Chí Minh, Shop đồ đá banh giao hàng tận nơi.